Bằng chứng bổ sung Giả thuyết thế giới công bằng

Sau chuỗi thí nghiệm nền móng của Lerner, các nhà nghiên cứu khác đã thu được kết quả tương tự ở nhiều tình huống nạn nhân hoá con người. Từ 1970 đến nay, công trình này đã khảo sát cách người ngoài phản ứng với nạn nhân tai nạn giao thông, hiếp dâm, bạo lực gia đình, bệnh tật và nghèo đói.[1] Nhìn chung, họ có xu hướng vừa chê bai, vừa quy kết trách nhiệm về nỗi khổ cho chính nạn nhân. Do đó, họ sẽ duy trì niềm tin bằng cách thay đổi nhận thức về tính cách của nạn nhân.[20]

Đầu những năm 1970, hai nhà tâm lý học xã hội Zick Rubin và Letitia Anne Peplau đã phát triển một phương pháp đo mức độ tin tưởng vào thế giới công bằng.[21] Sau khi phương pháp này và biến thể sửa đổi của nó được xuất bản năm 1975, hầu hết các nghiên cứu tiếp theo đều dùng thang đo này để so sánh niềm tin ở những đối tượng khác nhau.[22]

Các nghiên cứu về nạn nhân bạo lực, bệnh tật, nghèo đói và những vấn nạn khác đã cho thấy những bằng chứng tương đồng chứng minh mối liên hệ giữa niềm tin thế giới công bằng của những người quan sát và xu hướng quy kết nỗi khổ cho nạn nhân.[1] Sau đó, hiện tượng tâm lý nguỵ biện thế giới công bằng đã được chấp nhận rộng rãi.

Bạo lực

Trong một thí nghiệm chưa hoàn thiện về niềm tin thế giới công bằng và vấn nạn cưỡng hiếp, Linda Carli và các cộng sự đã khảo sát cách người ngoài phản ứng với nạn nhân của hãm hiếpbạo lực. Họ tường thuật cho hai nhóm đối tượng nghe một số tương tác giữa hai người, một đàn ông và một phụ nữ. Nhóm thứ nhất được nghe một kết thúc trung lập, còn nhóm thứ hai được biết ở cuối chuyện, gã đàn ông đã hãm hiếp người phụ nữ. Họ nghĩ việc hiếp dâm là không thể tránh khỏi, đổ lỗi cho người phụ nữ trong câu chuyện, và cho rằng nguyên nhân gây ra điều này chính là hành vi của cô (không phải tính cách).[23] Các thí nghiệm tái diễn cũng thu được kết quả tương tự, dù một số biến thể sử dụng "kết thúc có hậu" (một lời cầu hôn) thay cho cảnh cưỡng hiếp.[2][24]

Hiện tượng tương tự cũng diễn ra khi công chúng phán xét các nạn nhân của bạo lực gia đình. Một nghiên cứu cho thấy mức độ phán xét nạn nhân nữ bị bạo hành tỷ lệ thuận với sự thân thiết của mối quan hệ. Những người ngoài cuộc chỉ quy kết trách nhiệm cho thủ phạm khi hành vi bạo lực xảy ra quá rõ ràng - một người đàn ông đánh người quen.[25]

Bắt nạt

Một số nhà nghiên cứu sử dụng giả thuyết thế giới công bằng để hiểu được hành vi bắt nạt. Theo những nghiên cứu khác về niềm tin thế giới công bằng, người ngoài thường có xu hướng sỉ nhục và đổ lỗi cho các nạn nhân, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược: những người tin vào thế giới công bằng có thái độ chống bắt nạt mạnh mẽ hơn.[26] Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự tương quan giữa niềm tin thế giới công bằng và hành vi bắt nạt.[27] Điều này phù hợp với phát hiện của Lerner: niềm tin thế giới công bằng có tác dụng như một "hợp đồng" điều chỉnh hành vi.[7] Ngoài ra, nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy niềm tin thế giới công bằng sẽ bảo vệ hạnh phúc của trẻ em trong môi trường học đường,[28] như đã được chỉ ra đối với dân số nói chung.

Bệnh tật

Các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những người ngoài cuộc sẽ quy kết bệnh tật của ai đó là hệ quả từ hành vi của chính họ. Một thí nghiệm đã cho thấy những người mắc nhiều loại bệnh sẽ bị coi là không hấp dẫn bằng những người khỏe mạnh. So với số khoẻ mạnh hơn, các nạn nhân bị chỉ trích này thường là người bị khó tiêu, viêm phổi hoặc ung thư dạ dày. Chứng bệnh càng nặng, bệnh nhân càng bị chỉ trích, trừ những người ung thư.[29] Niềm tin thế giới công bằng cũng tương quan với sự sỉ nhục các bệnh nhân AIDS.[30]

Nghèo đói

Gần đây, các chuyên gia đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu cách mọi người nhìn vấn nạn nghèo đói thông qua giả thuyết thế giới công bằng. Niềm tin càng mạnh, họ càng dễ đổ lỗi cho chính những người nghèo. Số không tin thì cho rằng nghèo đói là hệ quả của các tác nhân ngoại vi, gồm hệ thống kinh tế thế giới, chiến tranhbóc lột.[31][32]

Khi bản thân là nạn nhân

Một số nghiên cứu niềm tin thế giới công bằng đã tiến hành xem xét cách mọi người phản ứng khi chính họ là nạn nhân. Trong một bài báo, Tiến sĩ Ronnie Janoff-Bulman cho biết các nạn nhân hiếp dâm thường nghĩ chính hành vi của họ (không phải tính cách) đã khiến họ trở thành nạn nhân.[33] Người ta giả thuyết rằng sự quy kết này xảy ra là vì việc đổ lỗi cho hành vi bản thân sẽ khiến sự kiện chính có vẻ có nhiều tính kiểm soát hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf